DIỄN ĐÀN XUẤT NHẬP KHẨU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

PHÂN BIỆT FREIGHT PREPAID VÀ FREIGHT COLLECT

Go down

PHÂN BIỆT FREIGHT PREPAID VÀ FREIGHT COLLECT Empty PHÂN BIỆT FREIGHT PREPAID VÀ FREIGHT COLLECT

Bài gửi by Quang Trần Mon May 09, 2022 11:44 am

Trong vận chuyển hàng hóa quốc tế hay hoạt động xuất nhập khẩu ắc hẳn đều quen với hai cụm từ Freight Prepaid và Freight Collect. Tuy nhiên vẫn không ít người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này, hãy cũng Melody phân biệt cụ thể hai hình thức thanh toán này qua bài viết dưới đây.
[size=17]PHÂN BIỆT FREIGHT PREPAID VÀ FREIGHT COLLECT TfKqfjcjfmW1XsSK-QsmSaITI8EqpBf9Y7lusAJp6D0b3s6UQeeIT_23wFdaGW0Lo_LCntSfWqlUZxYtftIaTgfcKUDYuK0H1fCdQkZ9ML25IgN9DmDZav3yXpCJT42i0fG4ItKA[/size]

Freight Prepaid là gì?

Chúng ta có thể hiểu Freight Prepaid là cước phí người gửi phải trả tại cảng load, trước khi hàng hóa lên tàu phải thanh toán tất cả các chi phí phát sinh (hãng tàu không chấp nhận công nợ). Loại cước prepaid này thường được sử dụng trong các hợp đồng CIF, hay là hàng freehand. 
Nhưng trên thực tế vẫn có forwader chấp nhận cho khách nợ công, hàng hóa đưa lên tàu đến nơi người nhận mới trả các khoản phí sau. Vì sự cạnh tranh giữa các nhà giao nhận vận tải rất cao nên để giữ chân khách hàng lâu dài, các nhà forwarder vận có thể cho khách hàng trả chi phí sau. 
 

Freight Collect là gì?

Trái với Freight Prepaid, Freight Collect để chỉ các loại cước tàu mà người mua sẽ chịu trách nhiệm trả tại cảng đến. Chúng ta sẽ thấy Freight Collect xuất hiện nhiều trong các hợp đồng EXW, FOB hay làm hàng chỉ định. 
Khi hàng đến cảng dỡ hàng, các đại lý của forwarder sẽ chịu trách nhiệm thu cước tàu.
 

So sánh hai hình thức trả cước phí này

Cả hai loại phí này đều phải trả local charge cho cảng load hàng và cảng dỡ hàng. 
- Shipper sẽ là người trả cước phí tại cảng load hàng cho hãng tàu
- Consignee sẽ là người trả local charges tại cảng dỡ hàng cho hãng tàu
Cước Collect bắt buộc bạn phải house bill, còn đối với cước Prepaid thì bạn có thể làm master bill hay house bill đều được. 
Nếu trên bil ghi là C,D thì trên B/L ghi là Freight Prepaid, và ngược lại điều kiện bán hàng là nhóm E, F thì trên B/L ghi là Freight Collect.
 
Sự xuất hiện của Freight Prepaid và Freight Collect để tránh tình trạng khách hàng nợ dai, hãng tàu tránh các rủi ro nợ khó đòi. 
  • Trường hợp bên xuất khẩu là bên thuê tàu thì hãng tàu thu cước trước vì chỉ cần bên nhập khẩu trình giấy tờ hợp lệ là có thể lấy hàng.

  •  Trường hợp bên nhập khẩu là bên thuê tàu thì có thể thu tiền sau, hàng về cảng đích thì bên nhập khẩu sẽ phải tiến hành thanh toán trả tiền mới có thể lấy hàng.


Trong nhiều trường hợp, không nhất thiết phải áp dụng chính xác hai hình thức này, vì cước Prepaid nhưng có thể trả sau và cước Collect có thể trả trước. 
Hiểu đúng về các thuật ngữ trong hoạt động xuất nhập khẩu giúp các bạn giao dịch nhanh chóng và thuận lợi hơn. 
avatar
Quang Trần

Tổng số bài gửi : 4
Points : 12
Reputation : 0
Join date : 05/11/2021

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết