DIỄN ĐÀN XUẤT NHẬP KHẨU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hướng dẫn cách lập kế hoạch customer journey cho doanh nghiệp

Go down

Hướng dẫn cách lập kế hoạch customer journey cho doanh nghiệp Empty Hướng dẫn cách lập kế hoạch customer journey cho doanh nghiệp

Bài gửi by hanhnguyennee Tue Mar 21, 2023 12:15 am

Customer Journey hay hành trình khách hàng là vấn đề quan trọng mà nhiều doanh nghiệp cần dành sự quan tâm. Hành trình khách hàng được tin rằng có ảnh hưởng lớn đến quá trình mua sắm của khách hàng? Vậy hành trình khách hàng là gì và đâu là các bước hiệu quả để xây dựng Customer Journey Map thành công? Cùng GoSELL tìm hiểu ngay!
Hướng dẫn cách lập kế hoạch customer journey cho doanh nghiệp Eun9QKoePGqlw0dKKlNf5vXRC1lLjAcHELnTijrZXJuIjuruloFPfqEuxmbfHuE_8PIVi6Df8w0IW9YsnmqbAeyH4knm4vF9YJvIXvpkA4kZesC4Odmal0dzzi1SS9COeFJ8i70QF1266M0CpcbMqyY


[size=35]Customer journey là gì?[/size]
Customer journey còn gọi là “Hành trình khách hàng”, là toàn bộ những trải nghiệm mà khách hàng có với một tổ chức (doanh nghiệp). Nó bao gồm tất cả các tương tác của khách hàng trên tất cả các kênh, thiết bị và điểm tiếp xúc (touch point) trong suốt mọi giai đoạn của vòng đời khách hàng – từ khi nhận thức về sản phẩm, dịch vụ, công ty cho đến khi trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
>>>Xem thêm: Các chỉ số đo lường tỷ lệ giữ chân khách hàng hiệu quả
Có 2 cách chia giai đoạn trong customer journey
Cách 1: chia theo các giai đoạn mua hàng
  • Trước mua hàng
  • Nhận thức về nhu cầu.
  • Xem xét vấn đề và nghiên cứu, tìm hiểu các giải pháp.
  • Quyết định chọn giải pháp.
  • Mua hàng:

  • Thanh toán, nhận hàng.
  • Sử dụng.
  • Sau mua hàng:
  • Cảm nhận & đánh giá.
  • Giới thiệu cho người khác.

Cách 2: Chia theo hành vi của khách hàng:
  • Nhận thức (Awareness) về vấn đề.
  • Quan tâm (interest) đến giải pháp.
  • Cân nhắc (Consideration) về loại giải pháp, nhà cung cấp, giá cả … 
  • Quyết định mua (Decision)
  • Hỗ trợ sau bán (Service)
  • Mua lại, chia sẻ, giới thiệu (Loyalty)

Hai cách chia này có những điểm tương đồng, doanh nghiệp tùy chọn cách chia phù hợp nhất với đặc điểm, hành vi mua hàng của khách hàng và dễ để hiểu nhất.
Customer journey map là gì?
Customer journey map hay còn gọi là “Bản đồ hành trình khách hàng” là một bản trình bày trực quan về quá trình mà khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng đã trải qua để đi đến mục tiêu cuối cùng với doanh nghiệp bạn: mua hàng, sử dụng dịch vụ… giúp bạn và nhân viên dễ dàng hiểu và thực thi được nhiệm vụ của mình.
Với sự trợ giúp của bản đồ hành trình của khách hàng, bạn có thể hiểu được động cơ của khách hàng, nhu cầu và điểm đau của họ.
Quá trình này cũng giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp B2B hiểu rõ hơn về những điểm khó khăn chung của khách hàng, từ đó sẽ cho phép họ tối ưu hóa tốt hơn và cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng.
Hướng dẫn lập kế hoạch customer journey map

Đặt mục tiêu rõ ràng cho customer journey map

Trước khi có thể đi sâu vào việc tạo bản đồ hành trình khách hàng, bạn cần làm rõ:
Tại sao bạn lại lập ra nó. 
Bạn đang hướng bản đồ này tới những mục tiêu nào.
Cụ thể về đối tượng bạn mô tả trong hành trình.
Bạn dựa vào đâu (cơ sở nào, căn cứ dữ liệu nào…) để tạo bản đồ.

Dựa trên những điều này, bạn có thể tạo ra chân dung người mua điển hình với tất cả thông tin nhân khẩu học, tâm lý học, hành vi của họ. Việc này sẽ giúp bạn định hướng đúng cho bản đồ để đi đến trái tim khách hàng (quyết định mua và tiếp tục ủng hộ).

Lập hồ sơ khách hàng và xác định những mong muốn của họ 

Để làm được điều này, bạn nên tiến hành nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi và bài trắc nghiệm. Hãy chú ý, chỉ nên tiếp cận với khách hàng thực tế, khách hàng tiềm năng hay những người đã có sự chú ý, quan tâm nhất định đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Một số câu hỏi gợi ý:
  • Bạn biết đến công ty chúng tôi qua đâu?
  • Điều gì đầu tiên thu hút bạn đến với trang web của chúng tôi?
  • Bạn đang có vấn đề gì cần được giải quyết?
  • Bạn thường dành bao lâu trên trang web của chúng tôi?
  • Bạn đã bao giờ mua hàng của chúng tôi chưa? Nếu đã từng, điều gì khiến bạn quyết định mua hàng?
  • Bạn đã bao giờ vào trang web của chúng tôi với mục đích mua hàng nhưng lại quyết định không mua chưa? Nếu có, điều gì đã khiến bạn quyết định như vậy?
  • Trang web của chúng tôi có giúp bạn tìm kiếm thêm thông tin 1 cách dễ dàng không? (Chấm điểm trên thang điểm từ 1 đến 10)
  • Bạn đã bao giờ cần được hỗ trợ sau khi mua hàng? Bạn có hài lòng không? (Chấm điểm trên thang điểm từ 1 đến 10).
  • Chúng tôi cần cải thiện điều gì để giúp bạn hài lòng hơn trong suốt quá trình mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ?

Chọn ra những đặc điểm nổi bật của khách hàng mục tiêu

Khi bạn đã tìm hiểu về đặc điểm hành vi, tương tác (với doanh nghiệp bạn) của từng nhóm khách hàng khác nhau, bạn nên thu hẹp sự tập trung của mình vào một hoặc hai nhóm trong số đó. 
Hãy nhớ rằng, bản đồ hành trình khách hàng là trải nghiệm của một loại khách hàng đang đi theo con đường rất cụ thể với công ty của bạn. Nếu bạn nhóm quá nhiều loại đối tượng vào một hành trình, bản đồ của bạn sẽ không phản ánh chính xác trải nghiệm của khách hàng. 

Liệt kê tất cả các điểm tiếp xúc (điểm chạm – touch point)

Điểm tiếp xúc là tất cả các vị trí như trang web, mạng xã hội, Email,… nơi mà khách hàng có thể tương tác với bạn. 
Bạn nên liệt kê tất cả các điểm tiếp xúc mà khách hàng và khách hàng tiềm năng của bạn hiện đang sử dụng, cũng như những điểm bạn tin rằng họ nên sử dụng nếu không có sự trùng lặp.
Đây là một bước quan trọng bởi nó cho bạn cái nhìn sâu sắc về những hành động mà khách hàng của bạn đang thực hiện. Nếu họ đang sử dụng ít điểm tiếp xúc hơn mong đợi, điều này có nghĩa là họ sẽ nhanh chóng quay lưng và rời khỏi trang web của bạn sớm. Nếu họ đang sử dụng nhiều hơn mong đợi, điều này có nghĩa là trang web của bạn phức tạp.
Như vậy, việc hiểu rõ các điểm tiếp xúc sẽ giúp bạn biết cách điều tiết, phân bổ các điểm chạm hợp lý với khách hàng. 

Liệt kê các tương tác của khách hàng tại điểm chạm

Liệt kê tất cả các hành động mà khách hàng của bạn thực hiện trong suốt quá trình tương tác của họ với thương hiệu của bạn. VD: tìm kiếm trên Google cho các từ khóa, nhấp vào một email từ bạn… 
Qua đó, hãy chú ý để nhận ra khi nào nên tăng/ giảm các bước hành động của khách hàng nhằm giúp họ sớm đạt được mục đích, mục tiêu.

Cảm xúc và động lực của khách hàng là gì

Mọi hành động của khách hàng đều xuất phát từ động lực và cảm xúc. Động lực chính là vấn đề, là điểm đau họ đang cần được giải quyết; cảm xúc là thứ được tạo ra từ chính những gì mà bạn mang đến trên từng bước hành trình, qua từng điểm chạm. Nó chi phối người mua trong suốt hành trình và hành động quyết định mua hàng cuối cùng. 
Để thực sự đem lại trải nghiệm cho khách hàng trong mỗi giai đoạn, bạn không chỉ cần mang đến giải pháp giúp họ giải quyết vấn đề hay nhu cầu mà còn phải chạm đến cảm xúc của họ trên từng bước hành trình.

Liệt kê những trở ngại hay rủi ro của khách hàng

Liệt kê ra tất cả những gì ngăn cản việc khách hàng tiếp tục cuộc hành trình và làm giảm tương tác của khách hàng với doanh nghiệp bạn. Một trở ngại phổ biến là chi phí, VD: khách hàng rất thích sản phẩm của bạn, đã “thêm vào giỏ hàng” nhưng sẽ sẵn sàng từ bỏ nếu phí giao hàng của bạn quá cao… Chi phí không phải chỉ là giá bán mà là những gì khách hàng sẽ mất đi để được sở hữu sản phẩm của bạn có thể là tiền, có khi là thời gian hay các cơ hội mua hàng khác…
Loại bỏ những cản trở, rủi ro đối với khách hàng trên customer journey sẽ khiến khách hàng nhanh chóng đi đến quyết định mua hàng hơn.

Xác định các yếu tố bạn muốn bản đồ của mình hiển thị

Có 4 yếu tố phổ biến thường xuất hiện trong các customer journey map:
  • Những hành động, suy nghĩ và cảm xúc mà khách hàng của bạn hiện đang trải qua khi tương tác với công ty của bạn. Điều này sẽ giúp bạn liên tục cải thiện hành trình của khách hàng.
  • Các hành động, suy nghĩ và cảm xúc mà khách hàng của bạn hiện đang trải qua trong cuộc sống hàng ngày. Qua đây, bạn sẽ có một cái nhìn rộng hơn về cuộc sống của khách hàng và những điểm khó khăn của họ trong cuộc sống thực. Điều này giúp bạn giải quyết tốt các nhu cầu của khách hàng thậm chí, cả những điều khách hàng chưa nhận ra.  
  • Những gì bạn cho rằng khách hàng sẽ hành động, suy nghĩ và cảm nhận khi trải qua hành trình. Dựa trên trải nghiệm hiện tại, hãy chỉ ra những nơi bạn muốn họ thể hiện những điều trên.
  • Liệt kê những yếu tố bao gồm con người, chính sách, công nghệ và quy trình tham gia vào hành trình. Từ đây, có thể xác định nguyên nhân gốc rễ của hành trình khách hàng hiện tại hoặc xác định các bước cần thiết để đạt được hành trình khách hàng mong muốn trong tương lai.

Xác định nguồn lực bạn có và bạn cần

Bản đồ hành trình khách hàng của bạn sẽ liên quan đến hầu hết mọi bộ phận của doanh nghiệp của bạn. Điều này sẽ làm nổi bật tất cả các nguồn lực dành cho việc tạo ra trải nghiệm khách hàng. Vì vậy, điều quan trọng là phải kiểm kê các nguồn lực bạn có và những gì bạn cần để cải thiện hành trình của khách hàng.

Thể hiện bản đồ của bạn 1 cách trực quan và dễ hiểu nhất

Có nhiều cách để bạn vẽ ra 1 tấm bản đồ, có thể là trên Google Sheet hay 1 bản thiết kế màu sắc, tùy theo cách bạn muốn để giúp bạn và những bộ phận, cá nhân khác trong doanh nghiệp bạn cũng hiểu và thực hiện được. 


Customer journey map có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bạn nhất định không được bỏ qua bước thiết lập này bởi nó sẽ có ý nghĩa lớn trong việc tối ưu trải nghiệm khách hàng và khiến họ trở thành khách hàng trung thành của bạn! Chúc bạn thành công!
avatar
hanhnguyennee

Tổng số bài gửi : 60
Points : 180
Reputation : 0
Join date : 13/10/2022

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết